Tuesday, April 19, 2011

NHỚ GÌ KHÔNG EM ...



Tháng tư bảy lăm, em nhớ gì không ?...
Một màn tang tóc, nhuộm cả non sông
Quân, dân, cán, chính mang từ "cải tạo",
Rừng thiêng nước độc thân dễ tiêu vong!
                      *
Tháng tư bảy lăm, em nhớ gì không ?...
Cha con cách trở, vợ phải xa chồng
Khoan hồng độ lượng chơi trò lừa bịp,
Mười ngày, một tháng "ngóng cổ"chờ mong!
                      *
Tháng tư bảy lăm, ức hiếp đời em ?...
Lùa em kinh tế, mặt mày luốc lem
Ráng cuốc tay chai mong anh về sớm,
Để rồi năm tháng như bóng qua rèm !...
                       *
Tháng tư bảy lăm, đáng nhớ đời em ?...
Sớm mai xúc miệng mà chẳng có kem
Được thay tro muối làm cho răng chắc
Quần áo tanh hôi, giống mùi rượu hèm !...
                       *
Cộng sản vào Nam hô chữ  "Tự Do"?...
Không giấy vấn thuốc, đành vấn giấy vò
Xe  chạy  than  đá  trở  về  đồ  đá,
Trẻ em không sữa, thay nước gạo vo!
                        *
Cộng sản vào Nam hô chữ Tự do ?...
Bắp khoai  ăn độn  lẫn cả  bo bo                                     
Đến khi bừng mắt giờ đây đã muộn,
Cuộc sống nhăn răng mà phải cúi bò !...
                         *
Cộng sản lắm mồm thường hay nói to,
"Không gì quý hơn : Độc lập, Tự do" ?...
Lương thực, thực phẫm đều qua sổ chứng
Địa  ngục  trần  gian  ôi cảnh lặn mò!...
                         *
Không gì quý hơn : Độc lập, Tự do ?...
Đi trong đất nước trình phép cấp cho
Không thôi sơ xảy khép vào "phản động",
Công an quản trị, càng khó ngủ khò !...
                         *
Không gì quý hơn : Độc lập, Tự do ?...
Cửa Đông người xuất trụ đèn muốn bò
Bò càn, bò niểng, quyết tâm tới đích
Cá mập chụp xơi, mà chẳng đắn đo !
                         *
Không gì quý hơn : Độc lập, Tự do ?...
Máu ngập tràn biển, xương hẳn đầy kho
Lệ trào như thác, thương cho Mẹ Việt !!!
Tại sao như thế ??... Em hãy nhớ cho...
                         *
Không gì quý hơn: Độc lập, Tự do ?...
Nhà dân nắng trổ, cán vi-la to         
Nhân dân làm "chủ" sao mà "tớ" cướp?...
Mặc dân đói khát, miễn cán ấm no !...
                         *  
"Độc lập, Tự do"  thì chẳng có chê
Tuổi trẻ thơ ngây sao nhét Mác-Lê
Trừ, cộng, nhơn, chia tính chi xác Mỹ
Phi cơ  bắn  rớt  làm  toán  liệt  kê!...
                         *
Khoái đô-la Mỹ,  cán  lớn  rất  mê
Đổi mới làm chi ắt nghịch Mác-Lê
Cố gắng vòi vĩnh xin tối huệ quốc,
Quên đi cương lĩnh, mặt chẳng ê chề !!!..
                          *
Bàn về liêm sĩ, hỏi người Mác-Lê
Dân mình đói khát sao mãi bỏ bê ?!...
Độc quyền, độc đảng tha hồ thao túng
Lịch sử  sau này  con cháu tất chê !!!...
                           *
Luận về liêm sĩ, hỏi người Mác-Lê
Nhìn qua đất Thái luôn cả Cô-rê     (1)
Tiến xa quá mức sao không tự hỏi ?
Bè đảng tham ô trông quá não nề !!!
 
Mặc Hậu
 
Chú thích:(1)-Đọc theo âm Pháp (Korée) tức là Đại Hàn, hay Triều Tiên hoặc Cao ly. Ý tác giả nói đến Nam Hàn.

Saturday, April 16, 2011

Giọt Hồng Trong Chén


Rượu muốn uống, không  người cùng đối ẩm,
Bạn bè xưa, quanh quẩn chẳng còn ai.
Đứa rừng sâu xương rã đã lâu ngày,
Đứa đau đớn vùi thây trong biển cả,

Đứa lúc trước, đường vượt biên tơi tả,
Nay về làng, hể hả gấm thêu hoa.
Bầu nâng chưa kịp rót, lệ chan hòa,
Từng giọt máu vỡ òa trong chén cạn.


                    Trần Văn Lương
              Cali, mùa Quốc Hận 4/2011

Friday, April 15, 2011

VẾT CHÂN


Dù có muốn hình dung
Anh vẫn không sao vẽ vời trong tâm tưởng
Những hình ảnh thân quen
của từng góc phố, của mỗi con đường
Mà bóng nắng đã in vết chân
trong suốt quãng đời trần thân vì kiếp nạn
Vết chân loanh quanh giữa SàiGòn buổi sáng
Vết chân miệt mài " chạy gạo sống cầm hơi! "
Vét chân nào của Em?
Vết chân nào của Anh?
Ôi những vết chân rã rời
trong hẻm " buôn chui"
hay ngoài chợ trời phố thị!
Vết chân của chúng ta mang dấu buồn thế kỷ
Nặng trĩu hành trang theo vận nước nổi trôi
Những vết chân của lịch sử đổi đời
làm nhân chứng cho một thời khốn khổ!
Trong thành phố, vết chân không còn chỗ
Bởi con đường mấy dạo đổi thay tên
Và con người sống tạm bợ, bấp bênh
Giữa khẩu hiệu của giáo điều ru ngủ
Bữa cơm độn sắn, khoai, thường không no đủ
Nên vết chân ra đường trải chiếu...co ro!
Sớm tối buồn lo. Tương lai bất định
Ngày đêm phập phồng, phận số long đong
Ngày tháng qua nhanh, đời như lắng đọng
Vết chân đành liều xuống bến...lưu vong!
Nhưng đời vốn sắc không
Má hồng vẫn không qua phận bạc
Vết chân vừa tìm ra lối thoát
Đã vội chìm theo sóng nước trùng khơi
Vết chân Anh bỗng hụt hẫng, rã rời
Trôi phiêu bạt nửa vòng quay trái đất
Một chuyến ra đi. Kẻ còn, người mất
Điểm hẹn cuối cùng in dấu vết chân hoang
Vết chân Anh theo nhịp sống rộn ràng
Không điểm tựa nên vẫn thường chao đảo
Kiếp tha hương gặp nhiều giông bão
Vết chân đưa theo phiền não phận người
Đời thiếu vắng nụ cười
Nên vết chân cũng ngậm ngùi khi lẻ bạn
Vết chân nào của Anh?
Vết chân nào của Em?
Ôi nhớ quá! Vết chân của SàiGòn... buổi sáng!

HUY VĂN

M-60 M-16


Em sáu mươi (M-60)
Lý Văn Đồng
Thủa nào lúc tuổi đôi mươi
Húi cua mái tóc vào đời hiên ngang
Trại Đồng Đế Nha Trang tập trận
Đèo Rù Rì mưa hận nắng hờn
“Tử thần” lòng chẳng run sờn
Bò dưới hỏa lực chân còn vững chân
Em sáu mươi (M-60) thấy thân trai trẻ
Đã đem lòng yêu kẻ tài trai
Bắt bồng bắt nựng đêm ngày
Tô môi phấn má kẻ mày nâng niu
Trai mới nhớn được chìu được chuộng
Cũng ra tay cho đáng trượng phu
Thông nòng dầu mỡ láng o
Bành chân chàng hảng bóp cò cho thông
Lại có lúc tay bồng chân đứng
Thế xuống tấn cho vững cho vàng
Em già cất tiếng thét vang
Làm em thét được thân chàng ngất ngây
Có những lúc bụi cây mô cỏ
Đặt em nằm vững chỗ gác chân
Trườn lên chàng nắn ân cần
Thả dây nịt đạn chàng quần thả ga
Em sáu mươi tuy già, sung sức
Lại theo chàng những lúc hành quân
Năm năm chiến đấu không ngần
Em sáu mươi giúp đem phần vinh quang
Địch lắm lúc chơi ngang tàn khốc
Vô lương tâm quyết dốc biển người
Vững lòng tiếng thét sáu mươi
Thân đổ như rạ tơi bời địch tan
Chiếc nón sắt thương chàng lính trận
Em sáu mươi cũng cận kề bên
Ba lô kê gối hằng đêm
Người tình chung thủy vững bền tử sinh
Lý Văn Đồng

Em Mười Sáu (M-16)
Vũ Hữu Trường
Xa em ngót phần tư thế kỷ
Lòng anh vẫn thắm thiết tình xưa
Nói sao cho tỏ cho vừa
Bao năm thương nhớ vẫn chưa vơi sầu!
Thương em, nhớ thuở ban đầu
Em như cá bị cắn câu thẹn thùng.
Tuổi em mười sáu (M-16) ngại ngùng
Hôn em mười sáu tận cùng đắm say
Bên em ôm ấp đêm ngày
Tay nâng, tay bóp khói bay đạn chuyền
Em mười sáu tuổi trinh nguyên
Theo anh chiến sĩ se duyên thắm tình
Bên anh, em nguyên trinh lồ lộ,
Da ngâm đen, nòng sắt bày ra.
Du kích, giặc cộng tà ma
Đạn tuôn đốt sạch thoát ra chớ hòng.
Lũ nón cối chạy long tóc gáy
Em nổi cơn, địch rớt như sung
Ghì em, anh bế, anh bồng
Ôm em mười sáu bên hông anh nằm.
Khi địch quân điên cuồng đánh phá,
Em lên vai kề má vào thân
Dép râu theo hướng vết chân,
Bóp em mấy phát địch dần rã tan.
Anh chiến sĩ bền gan vững chí
Em mười sáu vốn dĩ đồng tâm.
Vận nước biến cố bạo xâm
Miền Nam vận mạt sóng ngầm rã tan
Quan, Quân lớp lớp hàng hàng
Tập trung cải tạo tiếng oan thấu trời
Xa em, tiếng hát nửa vời
Nhớ em nhớ mãi cả đời khôn nguôi
Tháng Tư Đen, nhắp môi chén rượu
Tương tư em mười sáu khi xưa
Cali lúc nắng, lúc mưa
Say mèm gào thét sao vừa nhớ nhung
Vũ Hữu Trường

PLEIKU CỦA ANH.



( Cảm tác từ bài viết "Pleiku nắng buị mưa bùn" của Nguyễn Dân và những hình ảnh về Pleiku của Hoa Phạm)
 
Pleiku của anh những ngày nắng bụi,
Trên con đường dài vắng chuyến xe qua,
Đường đất hoang sơ không phố, không nhà,
Chỉ có trời mây, hàng cây rất thấp.
              Bụi Pleiku, bụi một màu đỏ gạch,
              Anh đi qua thị trấn buồn ngẩn ngơ,
              Chiều chơi vơi sương mù mịt biển hồ,
              Hồ không đáy? nước không bao giờ cạn.
Anh lính mới, vừa về vùng lửa đạn,
Đóng quân ở đây phố lạ, người dưng,
Thành Pleime heo hút gío xa xăm,
Phi trường Cù Hanh, ai đi ai đến?
             Những ngày Pleiku mưa dầm rả rích,
            Thị trấn buồn ảm đạm ngủ trong mưa,
            Mới hôm qua nắng gío cuốn bụi mờ,
            Hôm nay đường phố mưa bùn tội nghiệp.
Anh lính trẻ lang thang trong phố ướt,
Qua mái hiên che, qua vũng nước buồn,
Chiếc xe nhà binh đậu ở ven đường,
Người ta sống giữa chiến tranh và chết chóc.
               Pleiku phố nhỏ, những con đường ngắn,
               Đầu đường cuối đường không đủ mỏi chân,
               Đường Hoàng Diệu anh qua đã bao lần?
               Bụi đất đỏ theo anh về quen thuộc.
Bụi theo anh đường hành quân xuôi ngược,
Thôn xóm xác xơ hay những buôn làng,
Cô gái Ê Đê thấp thóang nhà sàn,
Anh mơ một đêm rượu cần chếnh chóang.
                Pleiku của anh một thời chinh chiến,
                Đi đâu về đâu vẫn nhớ nơi này,
                Ai trách Pleiku tẻ nhạt, lưu đầy?
                Ai lưu luyến khi chia tay phố núi?
Đầu sóng ngọn gío anh còn ở lại,
Trận địa Pleiku có lúc kinh hoàng,
Vẫn yếu mềm ngơ ngẩn một dáng em,
Sống và chết, Tình yêu và nỗi nhớ.
              Bao nhiêu năm, bao mùa rừng thay lá,
              Bụi thời gian không che khuất bụi đường,
              Vẫn còn trong anh nắng bụi mưa bùn,
              Thành phố núi một góc đời trai trẻ.
 
                     Nguyễn Thị Thanh Dương
                             ( April, 2011)


(Kính tặng những ai, đã một lần đến và sống tại thành phố Pleiku để hồi tưởng về kỷ niệm)
Thời chiến tranh Việt Nam, Pleiku là một địadanh mà hầu như ai cũng biết. Một thành phố, (đúng ra là một khu thị trấn) dân cư thưa thớt, mà đa số là dân người Thượng. Một nơi đèo heo hút gió xa tít tận miền cao. Vậy mà tiếng tăm, và vang bóng một thời.Cuộc chiến đã làm nên tiếng tăm? Hay nói đúng hơn là “người lính” đã làm nên một địa danh nổi tiếng này.Ngày trước, ai đã từng là lính chiến? Ai đã từng là kẻ “bị đày”? Và ai đã từng là dân “tứ chiếng”, là kẻ “giang hồ”?  Thì đất địa Pleiku là nơi được mời gọi.

Tôi đến Pleiku vào giữa năm 1969. Không phải là gì gì cả, mà là một sĩ quan mới ra trường. Về đơn vị binh chủng Lực lương Đặc biệt, SQ hoặc HSQ mới ra trường là phải đi tác chiến, thử lửa một thời gian. Ai cũng vậy. Coi như phải chấp nhận thử thách, gian nguy, phải rèn luyện “da ngựa dậm nghìn” cho đáng mặt làm trai.Những ngày đầu mới đến Pleiku thật lạ lẫm, chán chường. Một phố thị chỉ như là một thị trấn nhỏ lại lắm người. Dân địa phương thì ít mà tứ xứ thì nhiều. Những năm trước (từ 1966-67), từ khi có bước chân các “chú Sam” đến là sôi động hẵn. Người ta nói: Mỹ đến đâu là như có “mật” ở đó. Đàn ong, lũ kiến, ruồi nhặng bay theo. Có lẻ cũng không sai, vì từ dạo đó, Pleiku tiếng tăm lừng lẫy.Phố xá nhỏ hẹp. Phố Pleiku chỉ có 5-7 con đường ngang dọc. Đường phố chính là Hoàng Diệu, đi từ đầu đến cuối đường, hút chưa tàn điếu thuốc. Chung quanh thì làng mạc thưa thớt dân cư. Một thị trấn vùng núi, đèo heo hút gió. Vậy mà, những gì ở nơi khác có là Pleiku thời dạo đó vẫn có – có đủ cả. Có quán xá, có bar, có nhà hàng, có vũ trường, có đĩ điếm, có trác tán, ăn chơi… Dân tứ phương đổ về, góp phần cho Pleiku bao thứ hay, thứ dở. Người ta về làm ăn, về tìm việc, sinh nhai, sinh kế kiếm tiền. Về để kiếm sống, và cũng về … để chết.Một bộ tư lệnh quân đoàn nằm đó, và một phi trường lớn cũng ở đó (phi trường Cù Hành). Ngày đêm xe cộ tấp nập tới lui và máy bay lên xuống không ngớt. Từng đoàn quân, từng đơn vị, lính ở đâu cũng lần lượt kéo về, ghé qua, trú đóng. Nhiều thứ lính, nhiều đơn vị, binh chủng, được gọi là “thứ dữ”, thứ “bất trị”, đều có mặt.  Nhiều chủng tộc, sắc dân. Không lừng lẫy, tiếng tăm sao được? Người ta hát, qua câu vè ví von:  “Pleiku đi dễ khó về, trai đi bỏ mạng, gái về nát thây”. Nghe mà phát ớn.Tuy nhiên, nói vậy, tiếng đồn như vậy, nhưng mà không hẵn là vậy. Thật sự thì Pleiku không dữ dằn, không khắc nghiệt lắm đâu. Mà là một nơi dễ mến, và cũng “thân thiết”.Tôi đã đến đấy gần hai năm và khi ra đi, cảm thấy nhiều lưu luyến. Xin kể:Pleiku có khí hậu giông giống như Đà lạt. Một vùng đất cao nên khí hậu mát quanh năm. Cây cảnh hoa màu, Đà lạt trồng được thứ gì thì Pleiku cũng trồng được thứ đó: bông hoa và rau trái. Ai đã có đến vườn hoa Phú thọ? Một xóm ngoại ô (chỉ cách thị xã vài cây số?) với nhiều vẻ nên thơ, tình tứ, đẹp không ngờ. Hoa rất nhiều và đủ thứ. Hoa khoe săc muôn màu. Ngoài hoa là cây ăn trái. Mít ngon đặc sản vùng này. Tha hồ mua, tha hồ hái trái và tha hồ ăn, cho dầu “kẻo nhựa vân tay”.  Mít, hoa chỉ là cái cớ. Nếu vào Phú thọ, khách còn tìm nhiều cái khác nữa: Cùng mấy em đi dạo, tìm “sầu riêng”, “măng cụt”, hái “vú sữa” chín mềm, mân mê “mận hồng đào” da trơn thơm ngát (nghĩa bóng). Mặc sức mà thưởng thức. Thú vị làm sao! Nhưng mà cũng phải cẫn thận, coi chừng. VC cũng thường mò ra và mời đi “du ngoạn”..Đi dạo biển hổ. Phong cảnh đẹp và thơ mộng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất địa rừng núi Pleiku. Một cái hồ khá là rộng, chu vi hàng mấy cây số (tôi không được rõ diện tích, nhưng thấy là lớn rộng). Nước phẵng lặng xanh trong. Bao quanh từng khoảng cây rừng, sương giăng mờ mịt. Nghe nói biển hồ không có đáy? Nước không bao giờ cạn kiệt. Một đồi đá thấp, nơi vui chơi, hò hẹn rất thơ mộng, rất trữ tình. Có am, có chùa, tượng phật, cây cảnh. Từ trên đỉnh dài xuống mé mặt hồ, từng nơi, từng chổ, hấp dẩn, gọi mời. Đã có biết bao mối tình hẹn hò, thề ước tại đây? Pleiku nắng bụi, mưa bùn? Những ngày mưa dầm rả rít, mưa không dứt, thành phố trở nên ãm đạm. Vậy mà cũng ít ai “an phận” nằm nhà, nằm  queo doanh trại để mà nhai gạo sấy, thưởng thức lương khô? Nếu không phải bận công tác, trực hành quân thì cũng “bay” ra phố, vô quán cà phê, quán nhậu. Hay ít nhất cũng  tạt vào “lữ quán” Bà Tám (cầu số 3) để giải buồn. Ở đây, các em tươi mát, chí nghĩa, chí tình. Tiền không có cứ “ghi sổ”, lương lãnh trả sau. Bà Tám rất là điệu nghệ.


Nắng bụi? Đúng là như vậy. Bụi đường đất đỏ, màu đỏ gạch, bám vào trên thân thể, trên áo quần, trên nón, trên giày…Dầu anh đi về đâu, nếu một lần ghé qua Pleiku, người ta vẫn biết: anh về từ “miền đất đỏ bụi mù” Pleiku, phố núi.Dấu giày in phố núi - Bước chân anh lấm bụi hồng - Đất Pleiku, bụi mờ vươn theo nắng - Lê gót phong trần, anh một thuở dừng chân. Pleiku hầu như con gái khắp tứ xứ, khắp mọi miền. Đủ “kiểu”, đủ “cở”: Từ cô gái Huế nằng nặng giọng nói nghe êm tai đến các nàng “nẩu” (dân Phù cát, Phú Yên, xứ Quảng). Quen nàng, chỉ nghe nàng nói cũng đã thấy vui tai. Dân miền Nam, tôi cứ “hả?” hoài mà không hiểu được nàng nói những gì. Các em Bình Định, Nha trang, Tuy hòa, Sài gòn, miền Tây, và cả dân Bắc (kỳ) cũng không thiếu. Pleiku hầu như qui tụ “bông hoa” khắp mọi miền đất nước.
Đã có nhiều cơ hội, nhờ quen với Tiểu đoàn 20/CTCT. Ban văn nghệ Tiểu đoàn qui tụ khá nhiều ca sĩ – con gái khắp mọi miền – Vài ba tuần lễ, một tháng mở “bale”, mở tiệc rước mời. Rước cả những “em Pleiku” (cở tuổi choai choai 16, 17, 18…  ham vui, thích nhảy). Đến để mà tha hồ hát ca, nhãy nhót. 


 
Đơn vị B17/LLĐB, thời thiếu tá  Ngô đình Lưu (tay chịu chơi, hào hoa phong nhả)  ông cho lập một “vườn tao ngộ”. Trồng hoa kiểng, có ghế đá, xích đu, có bàn ngồi ngắm trăng, uống rượu, tán gẩu nói chuyện phào. Các cô rất thích. Thích vì được chìu chuộng săn đón. Ca hát nhãy nhót cho đã, mời các em ngắm, dạo vườn hoa – hoa muôn sắc, hoa muôn màu – các em rất thích. Thích thì cứ ngắm, cứ chơi. Và… thích nữa… thì cứ ở qua đêm cũng được…Nhờ thế, mà  Pleiku dù là xứ “bị đày”, vẫn không thấy buồn, thấy chán. Vừa đi hành quân, lội rừng, đánh giặc, vừa chơi bất cần đời mà cảm thấy cuộc đời… vẫn đáng sống. Chiến tranh dù nghiệt ngã, chết chóc, dù hủy hoại mọi tương lai. Đời lình dù phải sống nay, chết mai, vẫn không sợ. Kẻ này đi, người khác đến, qua bao tháng năm, vẫn cứ chiến đấu, cứ vui chơi. Nếu không vui, nếu không “xả lán” quên đời thì làm sao mà chịu nổi. Cứ chơi, cứ lăn xả, và cứ… quên mình. Pleiku vẫn luôn là nơi yêu đời, vui sống.Không vui chơi ở đơn vị, thì vui chơi ở các tửu đìếm, nhà hàng. Hai cứ đìểm: Hoàng Liêng, Mimosa, là nơi “đóng quân” hàng đêm của lính. Có tiền thì vung vít, ít tiền thì một ly cà phê đá, một gói thuốc cũng đủ cho “nữa đêm về sáng”. Giờ giới nghiêm không là quan trọng. Chưa say, chưa xỉn chưa về. Say quá, gục ngã, nằm đường, có quân cảnh chở đưa về. Cùng lắm là “ký củ”. Cả mạng sống còn chẳng màng, sá gì năm, mười  ngày “trọng cấm” lẻ tẻ.Ngang tàng mọi nơi, ăn chơi mọi chổ. Và có lẻ từ tính vung vít bạt mạng, chơi không biết sợ của lính núi rừng mà địch quân phải nể sợ. Sợ những thằng lính liều mạng, liều mình. Liều mà đánh giặc, giữ vững được đất nước quê hương. Sau này, quê hương, đất nước có phải bị mất đi là tại, do ai? Tại những  tên (ngồi mát ăn bát vàng) hèn nhát, khiếp nhược. Chắc chắn không phải tại mấy tên lính “ba gai” chẳng bao giờ biết sợ, bất cần đời, coi thường mạng sống…Cà phê Hoàng Lan, những đêm không ngủ được, những lần nhậu xĩn quắc cần câu, ghé Hoàng Lan để thưởng thức hương vị tách cà phê. Đắng bờ môi mà ngọt ngào tình cảm. Mùi hương thoang thoảng. Hương hoa (từng nụ) ngọc lan phảng phất về đêm. Hương hăng hắt của mái tóc thả lững bờ vai của em (bé) Monique H’ Lem, người con gái Thượng lai Tây có dáng dong dỏng cao,  mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên, và … đẹp đéo chịu được. Tôi đã ghiền và đã mê “Hoàng Lan” hầu như một dạo. Trời xui đất khiến để tôi, dân trai xứ miền Tây (thiếu gì con gái đẹp) lại xúc động, mê say một người con gái Thượng xứ bụi mù. Không biết ai đã từng đến Pleiku, và đã từng “uống” cà phê Hoàng Lan (1970). Xin xẻ chia chút tâm tình này. Trên bốn mươi năm. Bây giờ vẫn nhớ.
Còn nữa! Quán bún về đêm, có  một “o” xứ Huế. Giọng nằng nặng, êm ái nhẹ nhàng, quyến rũ làm sao. Em chỉ là người làm công chạy bàn mời khách. Vậy mà đêm nào không ghé, không thưởng thức vị bún bò thơm lừng, ăn ớt vào “cay té lưỡi”, nước mắt tuông tràn, thì về nhà không ngủ được (vì đói). Em bé Huế dễ thương ơi! Bây giờ, em ở đâu? Chắc đã chồng con, đã già đi, da mồi tóc bạc? Nếu em còn sống? Dẫu sao, kỷ niệm một thời nơi xứ nắng bụi mưa bùn, cũng còn “một chút gì để nhớ, để thương”...Pleiku, một phố thị nhỏ mà đi không giáp. Đi hoài vẫn còn chổ để đi. Nếu có được một em bên cạnh đi không biết mõi, không biết chán, và thời khắc cũng như ngưng đọng, ngừng trôi. Các em là dân tứ xứ, và các anh cũng từ mọi nẻo về đây. Bọn anh vì “bị đày” mà đến, còn các em  do“tự nguyện” mà về. Về đây đi em? Về để bắt gặp và làm quen (cả làm tình) với những tên lính “bụi” như anh. Chắc cũng không phải em ham tiền, ham cao sang danh vọng, hoặc ham làm kiếp “giang hồ” mà là do định mệnh an bày sắp đặt? Mình không tránh được. Cuộc đời lính, kiếp giang hồ, thân phận giống như nhau? Có các em để đời các anh thêm ý nghĩa (dù không trong sạch, chả thanh cao). Nhưng  các em cũng đã góp phần, góp sức cho cuộc chiến, cuộc đời. Dở hay. Hay dở?  Cứ mặc! Tầm thường hay thánh thiện? Chẳng màng! Chiều Biển Hồ.Một buổi chiều, sau chuyến hành quân về, chờ vự vụ lệnh (thời gian đó, đi phép bằng SVL), đi Sài gòn. Chúng tôi, hai thằng mượn chiếc xe Jeep của chỉ huy phó để đi một vòng phố xá. Nói là chỉ đi dạo phố, chứ thực sự là đi kiếm chổ nào đó để giải khuây.Trời xế chiều, Pleiku vắng ngắt một số đường. Hai đứa vừa đảo một vòng vẫn chưa có ý định đi đâu. Một chiếc xích lô ngược chiều chạy tới. Trên xe hai nàng con gái đẹp mặc áo dài. Trời, mặc áo dài đi dạo phố giữa xế trưa thì không phải là dân địa phương. Tên chạy xích lô cũng điệu, chạy chầm chậm và ngừng lại trước đầu xe Jeep. Tôi dừng xe, bước tới. Hai người đẹp có ý hỏi tìm địa chỉ nhà. Tôi móc ví trả tiền xe.
-Xin đừng ngại. Hai cô về đâu tôi…, xin phép, chúng tôi có thể đưa hai cô đi.
Tụi tôi chỉ đi chơi, đang rãnh…
Một nàng e dè. Nàng kia bước xuống đưa địa chỉ tìm nhà.
-Chị em em từ Qui nhơn lên tìm nhà đứa bạn. Địa chỉ này…
-Đường Hai Bà Trưng. Cũng không xa mấy! Tụi tôi đưa hai cô đi. Nếu hai cô không ngại.
-Sợ phiền các anh!
-Không sao. Tụi tôi cũng muốn làm việc nghĩa. Vả lại, rất hân hạnh được các cô cho phép.
Thằng bạn nhanh nhẩu tiếp xách cái túi hành trang để vào xe và trịnh trọng mời hai quí nương lên xe yên vị….
Chó ngáp phải ruồi!  Buồn ngủ gặp chiếu manh.! Ở đâu mà khiến xui như thế này?
Vừa đi, vừa gợi chuyện. Thì ra hai cô giáo lên Pleiku chơi. Cũng muốn tìm biết đây đó một vài nơi xinh đẹp ở xứ bụi mù. Trời còn sớm. Mời hai nàng cùng đi một vòng Pleiku cho biết, và sau đó là ra viếng cảnh biển hồ.Một buổi chiều quá là mộng, là mơ, làm quên đi bao gian khổ chiến trận mấy ngày qua: leo rừng, lội núi. Và quên cả cái sự vụ lệnh đi phép đang chờ. Tôi, thằng bạn, cùng hai người khách bất chợt thật là vui. Hai nàng cũng thành tâm và quyến rủ. Bờ hồ sương giăng lãng đãng. Mặt hồ lăn tăn một ít cơn sóng gợn buổi chiều hôm. Cảnh vật quá mộng, quá thơ, quá hửu tình. Hai thằng lính hành quân về chưa kịp hớt tóc, chưa kịp diện đồ. Bù xù tóc tai, áo quần nhà binh xốc xếch, vẫn không làm suy giảm những ân tình của hai em gái hậu phương – hai cô giáo miền biển mặn, cát vàng khát khao “tình anh lính chiến”.Thêm một đêm, và gần một ngày (hôm sau) với tình yêu thương nồng thắm. “Hai mươi hai” giờ, quả là ý nghĩa, quả là thú vị cuộc đời.Chúng tôi chia tay, hẹn ngày tái ngộ, đưa hai nàng về địa chỉ hai nàng cần tìm. Lưu luyến chia ly, giã từ, hò hẹn…Tôi về, năn nỉ thiếu tá chỉ huy phó gần đứt lưỡi. Ông chỉ giận dỗi một lúc, rồi mọi việc cũng qua. Lên Ban 1 nhận sự vụ lệnh, bay Sài gòn đi tiếp mấy ngày (phép) còn lại.

Tình người bản thương.
Làng Pleimrong, cách Pleiku khoảng 30km.  Là một buôn làng giàu có thịnh vượng  nhất vùng. Có một trại lực lượng đặc biệt (do Đ/úy Báu làm trưởng trại). Hầu hết biệt kích quân là người thượng (khoảng một tiểu đoàn (350-400 quân). Mỗi lần đi hành quân vùng Pleimrong là coi như đi dưỡng sức, vì địch (khi đó:1970) chỉ lẻ tẻ đơn vị nhỏ. Một vùng khá an ninh nhờ đ/u Báu thường xuyên tung quân hành quân lục soát.. Một lần, tôi cùng đơn vị (tiểu đoàn) BKQ/ Tiếp ứng về đó hành quân, các đại đội thì đóng bên ngoài. Tôi, SQ phụ tá Toán A174 (chỉ huy TĐ)/BKQ/TƯ -  chỉ theo với nhiệm vụ cố vấn -  nên tà tà đi nhìều chổ cho biết.
Buồn, không làm gì, đi vào mấy nhà thượng (kiếm những nhà giàu). Sức giàu của một nhà thượng ở đây không thua gì người kinh. Nhà sàn, cây danh mộc, mái ngói. Tài sản có hàng bạc triệu (năm 1970): một đàn bò 5-7 chục con, đàn dê cũng 5-6 chục. Heo lúc nhúc, gà lung tung chạy khắp vườn. Mua một con (gà) lớn nhỏ đều đồng giá. Nếu con nhỏ, sau này cũng lớn vậy thôi, núi rừng nuôi nó (người dân thượng bảo vậy). Vì thế không có chuyện so sánh lớn bé. Có một lần, vào dịp tổng thống Thiệu đến thăm, và ông được dân làng đãi rượu cần. Hai cái “ché” chứa rượu cần dành đãi tổng thống, trị giá 200.000 đồng/cái. Dân làng tổ chức tiếp đón rất rình rang.Nhà giàu, có con gái –thuộc hàng tiểu thơ – không làm gì, thường ở nhà dệt vải. Trông “tiểu thơ” ngồi dệt vải cũng quí phái lắm. Dệt những thứ thổ cẩm (từng miếng vừa vừa dùng làm xà rong, khăn choàng, có thể may áo dài) màu sắc sặc sở rất đẹp. Các nàng cứ lo dệt, dệt trên nhà sàn lót gổ đẹp. “Khách” đến chơi được lịch thiệp chào mời vào nhà. Nói chuyện, các nàng có thể nghe, nói được tiếng kinh (tiếng Việt) nhưng không rành lắm. Như vậy là có thể chọc ghẹo và làm quen. Gặp trai kinh, hầu như mấy nàng cũng thích, tuy hơi e ngại. Ít nói, chỉ hay cưòi. Thân mật, ngồi sát vào nhau, sờ soạn, mó may, không phản đối, có phần như…thích?  Ngay cả sờ ngực, sờ vú, hôn hít… Nhưng mà “bắt cái nước” thì tuyệt đối không, trừ khi là chồng nàng. Đó, dễ dãi như vậy đó, mặc tình mà vui chơi, mà thân mật. Sờ ngực khá thú vị, ngực căng cứng, no tròn. Hôn thì mùi hăng hăng như khét nắng. Cũng vì em dễ dãi, em thích. Cũng tại mình ham vui, thích khám phá tìm của lạ. Chứ không ham muốn gì đâu. Gái thượng mà không lai (lai Pháp) thì không thấy gì là đẹp. Xin lỗi nha! Nhưng tiến xa hơn nữa, hoặc sàm sở thì… coi chừng. Có thể bị mét (báo cáo), bị thưa vì có thái độ xấu xa. Tới tai ông tỉnh trưởng Đ/tá Yaba là rắc rối. Đ/tá Yaba rất uy quyền, rất có uy tín, được toàn dân thượng tin yêu. Ông bảo vệ người thượng, rất thẳng thắng với quân đội kinh (nếu có hành vi sai phạm). Còn nhớ, có một lần đi chơi, thăm mấy nữ nhân viên (kinh) ở tòa hành chánh  tỉnh, tôi đậu xe nhằm “parking” của ông (tại tòa tỉnh trưởng, vì thiếu chổ đậu) bị ghi số xe, phù hiệu đơn vị, báo về Đ/tá Can (chỉ huy trưởng C2/LLĐB). Tôi bị kêu lên, ông  la cho một trận, thiếu điều ký củ.Con gái thượng, con nhà giàu cũng khá là nết na chững chạc -  nết na mà vẫn cho sờ mó? -  Thấy trai kinh dường như thích (nhất là sĩ quan trẻ tuổi) nhưng dè dặt, cẫn thận. Thích thì thích nhưng khó mà rủ đi chơi riêng lẻ. Không biết có phải khó khăn gia đình? Tuy nhiên, đến chơi, ngồi bên nhau, chọc ghẹo, cha mẹ thấy, chẳng nói gì. Không biết họ bằng lòng hay vì sợ mà không nói?Thú vị nhất là ra rình xem tắm suối. Buổi trưa, không làm gì, tôi cùng một vài đứa rủ ra mé suối lén rình đàn bà con gái thượng tắm. Tắm có hai bến tắm: đàn ông tắm riêng và đàn bà con gái tắm riêng, khoảng cách khá xa. Và phái nữ luôn dành phần phía trên dòng nước chảy. Khi tắm, các ả cứ tự nhiên “thoát y”, lõa lồ thân thể. 

 
Như các nàng tiên. Trửng giởn, liếng thoáng, đùa cợt, té nước, chạy quanh…Cả một đám thân thể trần truồng. mặc sức mà rình xem cho đã mắt. Bất thần đứng dậy. Thấy có người, mẹ con chí chóe la lối, vụt chạy, quơ đồ đạc khăn áo che vào thân, tỏ ra hốt hoảng. Một lần bị như vậy coi như bến tắm phải bỏ đi. Tìm bến khác. Rình xem con gái thượng tắm rất vui, nhưng mà phải kín đáo và cẫn thận. Bị báo cáo, bị thưa là khốn. Ký củ và đổ đi chổ khác như chơi.Người thượng khá chân thật, rất tình người. Ít ranh ma, xảo trá. Trừ khi họ được chung sống nhìều với người kinh. Thời VNCH, dân tộc người thượng được luật pháp bảo vệ, lại có phần được ưu đãi nhiều thứ. Cũng nhằm mục đích lấy lòng để mua chuột, cai trị?Đến với họ, quen thân với người thượng cần nên giữ ý dè chừng. Tránh lợi dụng, tránh ma mảnh, lừa dối, gạt gẫm, hãm hại, nhất là lãnh vực tình cảm yêu  thương. Người con gái thượng khi yêu rất thật, cho bằng cả lòng tin. Tuy nhiên, gạt gẫm, dối lừa, chơi qua rồi bỏ. Hậu quả khôn lường (cả vật chất lãn tinh thần). Nghe nói người thượng có biệt tài “thư”. Đối với ai gạt lừa bội phản. Thư một đống đá sỏi, da trâu trong bụng, cho bỏ thói Sở Khanh phản trắc lưu manh. Nghe nói thôi, chưa có dịp thấy.Ché rượu cần Làng Pleikép, cách thị xã Pleiku khoảng 10 km. Một làng được người Mỹ (qua VN giới thiệu yêu cầu) giúp vật liệu xây dựng nhà cửa, mọi thứ tiện nghi cho toàn thể dân làng. Đúng ra, Pleikép chỉ là một ấp.Một bữa, xây cất xong, tổ chức lễ khánh thành, mời “ân nhân” BCH/B17/LLĐB (Mỹ lẫn Việt). Chỉ huy trưởng đi công tác. Đáng lẻ chỉ huy phó đi, thiếu tá Quỳnh (CHP) kêu tôi (là trưởng Ban CTCT) đi thế.Một buổi tiếp đón khá trọng thể, Hai dãy thức ăn bày thẳng tắp chạy dài. Phía trên là bàn dành cho khách quí (VIP). Thức ăn là thịt dê thui nham nhở, còn sống, máu tuơm . Hai ché rượu cần hai bên. Hai chiếc ghế dành cho thượng khách (trung tá cố vấn Mỹ và tôi). Hai dãy người dân hai bên đông đúc. Mọi người vổ tay hoan hô mừng đón, chờ đợi khai mạc. Tr/tá Mỹ chào. Tôi chào. Hai tên đứng hai bên khá trịnh trọng, mỗi người dùng chiếc khăn trắng nắm cần câu (cần uống ruợu), lau, ngậm miệng nút cho ruợu ra. Xong, lau lại và hai tay cung kính đưa sang cố vấn Mỹ và tôi, mỗi người ngồi nút một cần. Phải uống cạn một “can” (theo nghi thức).  Cái miệng ché rộng cở gang tay đầy nước tới miệng ché. Một thanh gác ngang, ở giữa là một que dính liền dài khoảng 2,5cm nằm trong nước hướng mủi xuống dưới. Nút (uống) ruợu (từ dưới đáy), nước trên miệng dực xuống, dực đến khi đầu que lên phía trên mặt nước, là một “can”. Dung lượng rượu có thể gần cả lít. Hai hàng người dân phía dưới đứng chờ. Thỉnh thoảng vổ tay tán thưởng. Tôi nâng chiếc cần nút. Từng giọt rượu nồng tuông chảy vào miệng, ngòn ngọt, thơm thơm, cũng dể uống. Tuy nhiên, càng uống, cơ thể nóng bừng. Chất rượu lan khắp cơ thể. Bên kia tên Mỹ cũng cố mà nút. Anh ta ngưng và tôi bên này, chiếc que cũng đã lộ ra trên mặt nước. Cơ thể đã nóng và đầu óc hơi choáng váng. Một tràng pháo tay vang dậy. Và hai tên “hầu cận” lại đổ thêm nước vào, lên đầy miệng ché. Kính mời nhị vị cạn thêm “can” nữa. Trời đất! Như vậy là nghi thức phải uống hai “can”. Bụng tôi đã sắp no phình. Tứ chi gần bủng rủng. Tên Tr/tá cố vấn Mỹ nút, và tôi cũng nút. “Bá quan văn võ” đứng dưới tiếp tục chờ. Cạn thêm ½ can, tôi gần muốn ngã. Đầu óc nóng bừng. Tên Mỹ vừa xong. Còn tôi. Chết bỏ cũng phải ráng cho cạn, dầu rằng uống không muốn nổi nữa. Vì thể diện, vì danh dự, tôi cố nút. Và sau cùng cũng cạn. Vổ tay vang dậy, mọi người xúm vào uống và ăn. Tôi được chuyền đưa cái nĩa với miếng thịt dê tươm máu. Đón nhận và cắn một cái, tôi lợm giọng, muốn ói. Phải ráng mà dằn. Để miếng thịt xuống, tôi ra dấu “người bạn đồng hành” (cố vấn Mỹ) xin kiếu. Tên Mỹ đứng dậy chào giã từ. Tôi cũng chào và từ giã bước ra. Lạng quạng, muốn ngã. Tên tài xế dìu tôi ra xe. Vừa lên xe, chạy ra chưa khỏi cổng là tôi ói. Ói tơi tả, ói dài dài về tới cổng trại. Đầu óc như muốn bể tung, nhức buốc. Ai đưa về phòng tôi cũng không nhớ. Miên mang, dã dượi, suốt một đêm và gần cả một ngày. Chiều đến, tạm tỉnh, thiếu tá Quỳnh chỉ huy phó đến thăm. Động viên khen ngợi:
-Cậu đở chưa?  Kể ra cũng không phải mất mặt. Ói trên xe, ói dọc đường không ai biết. Tham dự buổi lễ thành công. Cám ơn cậu. Một lần, cho biết. Tởn tới già. Sau này nghe nói đến rượu cần, tôi phát sợ.Thật sự, rượu cần ngon. Có lẻ rượu đãi khách quí, người thượng họ làm chất liệu ngon, tốt. Lại nước rượu đầu tiên, nguyên chất. Uống ngòn ngọt, thơm thơm, nồng nàng hương vị. Cũng là thứ rượu ngon. Ngon không thua gì rượu đậu nành, rượu nếp than, rượu đế. Cũng là “quốc tửu”. Hân hạnh lắm thay!...Cuộc đời binh ngiệp, trãi bao năm, tôi đã đi, đến khá nhiều nơi, nhiều chổ: đồng bằng, biển cả, núi rừng… qua bao nhiêu miền đất nước, quê hương. Pleiku vẫn là nơi đáng nhớ.Vùng cao nguyên đất đỏ: nắng bụi mưa bùn. Nghe qua, ai cũng ngại, cũng sợ, không muốn đến. Nhưng đã đến rồi, vẫn thấy luyến, thấy thương – Thương đất nước, thương tình người, thương cảnh vật. Trước đây, thời giặc giã chiến tranh là vậy.
Bây giờ không biết sao?
Viết về Pleiku, viết để nhớ về kỷ niệm. Và những ai, đã một lần đến Pleiku, xin cùng nhau chia xẻ chút nỗi niềm.
Tháng tư/11– Ng. Dân.












Pleiku còn mãi...

Pleiku nắng bụi mưa sình,
Nhưng em vẫn đẹp như tình đôi ta.
Cao nguyên vùng đất hiền hòa,
Ra đi thì nhớ về nhà thì thương.
Thương em sương khói chiều buông,
Thương tà áo trắng trinh nguyên tóc thề.
Loanh quanh khu phố một vòng,
Đi dăm ba phút đã vòng thứ hai.
Vậy mà cứ muốn đi hoài,
Để mong tìm lại hình hài trong mơ.
Cô em má đỏ môi hồng,
Quanh năm áo ấm chẳng rời vai em.
Cảm ơn đời đã có em,
Để ta còn nhớ còn thương em hoài...


GoldPig.





ĐƯỜNG LÊN PLEIKU
Phố núi cao, phố núi đầy sương ...

Về Tây Nguyên một sớm thu ươm nắng
Chuyến lữ hành tôi tìm lại Pleiku
Vẫn núi cao, mây trắng phủ đôi bờ
Ven hồ Lak dạ quì lung linh nắng.
Thung lũng mía, nương trà, trong buôn vắng
Áo thổ cầm thấp thoáng dáng em đi
Bẽn lẽn nhẹ nhàng, cô gái Ê-đê
Trong vũ điệu tiếng cồng ru điệu hát
Ngọn lửa hồng soi long lanh ánh mắt
Chút rượu cần lữ khách ngả men say;
Đêm lạnh Pleiku tôi ở lại đây
Ôn dĩ vãng những ngày xưa năm cũ ...


Nguyễn Hải- Bình Mang Đen, Tây Nguyên – 11/2010


Dầu anh đi về đâu, nếu một lần ghé qua Pleiku, người ta vẫn biết: 
anh về từ “miền đất đỏ bụi mù” 

Pleiku, phố núi.

Dấu giày in phố núi - 
Bước chân anh lấm bụi hồng - 
Đất Pleiku, bụi mờ vươn theo nắng - 
Lê gót phong trần, anh một thuở dừng chân. 




         PLEIKU CỦA ANH.
( Cảm tác từ bài viết "Pleiku nắng buị mưa bùn" của Nguyễn Dân và những hình ảnh về Pleiku của Hoa Phạm). 
 
Pleiku của anh những ngày nắng bụi,
Trên con đường dài vắng chuyến xe qua,
Đường đất hoang sơ không phố, không nhà,
Chỉ có trời mây, hàng cây rất thấp.
              Bụi Pleiku, bụi một màu đỏ gạch,
              Anh đi qua thị trấn buồn ngẩn ngơ,
              Chiều chơi vơi sương mù mịt biển hồ,
              Hồ không đáy? nước không bao giờ cạn.
Anh lính mới, vừa về vùng lửa đạn,
Đóng quân ở đây phố lạ, người dưng,
Thành Pleime heo hút gío xa xăm,
Phi trường Cù Hanh, ai đi ai đến?
             Những ngày Pleiku mưa dầm rả rích,
            Thị trấn buồn ảm đạm ngủ trong mưa,
            Mới hôm qua nắng gío cuốn bụi mờ,
            Hôm nay đường phố mưa bùn tội nghiệp.
Anh lính trẻ lang thang trong phố ướt,
Qua mái hiên che, qua vũng nước buồn,
Chiếc xe nhà binh đậu ở ven đường,
Người ta sống giữa chiến tranh và chết chóc.
               Pleiku phố nhỏ, những con đường ngắn,
               Đầu đường cuối đường không đủ mỏi chân,
               Đường Hoàng Diệu anh qua đã bao lần?
               Bụi đất đỏ theo anh về quen thuộc.
Bụi theo anh đường hành quân xuôi ngược,
Thôn xóm xác xơ hay những buôn làng,
Cô gái Ê Đê thấp thóang nhà sàn,
Anh mơ một đêm rượu cần chếnh chóang.
                Pleiku của anh một thời chinh chiến,
                Đi đâu về đâu vẫn nhớ nơi này,
                Ai trách Pleiku tẻ nhạt, lưu đầy?
                Ai lưu luyến khi chia tay phố núi?
Đầu sóng ngọn gío anh còn ở lại,
Trận địa Pleiku có lúc kinh hoàng,
Vẫn yếu mềm ngơ ngẩn một dáng em,
Sống và chết, Tình yêu và nỗi nhớ.
              Bao nhiêu năm, bao mùa rừng thay lá,
              Bụi thời gian không che khuất bụi đường,
              Vẫn còn trong anh nắng bụi mưa bùn,
              Thành phố núi một góc đời trai trẻ.
                     Nguyễn Thị Thanh Dương
                             ( April, 2011)